latest Post

Bí quyết giải rượu trong 10 phút

Theo lương y Ngô Viết Tài, cây bỏng có tác dụng chữa bỏng, trĩ nội, trĩ ngoài và là bài thuốc giải rượu cực kì hiệu quả.

Tên khoa học của loài cây này là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers. Ngoài ra người dân ta hay gọi nó là cây diệp sinh căn, cây thuốc bỏng, cây trường sinh hay cây sống đời…
Theo Đông y, cây lá bỏng có tính mát, không động, vị nhạt hơi chua, có tác dụng giảm đau, hoạt huyết, tiêu thũng, tiêu độc, tiêu viêm chữa phì đại tuyến tiền liệt… Loại cây này thường mọc hoang, nhưng cũng được dân gian trồng làm thuốc và làm cảnh.
Cây lá bỏng có rất nhiều công dụng khác nhau, lá bỏng dùng để chữa cao huyết áp, ung loét, giảm sốt, chữa đau tức ngực, giảm ho, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới…
Không những thế, một số vùng còn lấy lá bỏng non về nấu canh, làm thuốc trị vết thương, mụn nhỏ và mắt sưng đỏ.
Trong lá bỏng có chứa nhiều chất kháng khuẩn vì thế lá bỏng còn được dùng khi viêm nhiễm ngoài ra và bên trong cơ thể như viêm đường ruột, viêm dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại…
Chỉ khoảng 10 phút sau khi nhai lá bỏng, người say rượu lại tỉnh táo trở lại. Cách làm như sau, lấy 10 lá bỏng rửa sạch rồi cho người say nhai và nuốt trửng, sau đó để nghỉ ngời 10 phút sẽ khỏe lại bình thường.

Những bài thuốc dân gian từ cây lá bỏng:
 
– Chữa bỏng nhẹ: Lấy lá bỏng rồi đem rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó để cho ráo hết nước rồi cho thêm một chút muối vừa đủ, đem giã nát. Vắt lấy nước rồi đắp lên vết bỏng.
– Chữa viêm họng:
Cách dùng là lấy 10 lá bỏng rồi rửa sạch, sau đó nhai kỹ, ngậm một lát trong miệng rồi mới bỏ bã đi, làm như vậy liên tục trong vòng 3-5 ngày.  Sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá.
– Chữa trĩ nội: Đầu tiên rửa sạch hậu môn bằng nước muối để sát trùng, sau đó lấy lá bỏng giã nát, vắt nước và lấy bã đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào.
– Giảm đau lưng, đau xương khớp: Khi bị đau khớp hoặc đau xương, chỉ cần hơ nóng là bỏng  rồi đắp lên chỗ đau đó để  điều trị bệnh. Mỗi ngày 3 lần sáng, chiều và tối. Làm như vậy trong 3-5 ngày liền sẽ khỏi.
Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
– Trị thương: Giã nhuyễn lá bỏng rồi đắp vào vết thương, khoảng 3h thì thay lượt lá khác, cứ làm như vậy chắc chắn sẽ hiệu quả.
– Chữa nhức đầu: Lá bỏng còn có tác dụng chữa trị chứng đau nhức đầu. Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.
– Chữa mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
– Chữa chảy máu cam: Dùng nước cốt lá bỏng chấm vào 2 bên lỗ mũi bằng bông gòn.

About Blog CARELINK

Blog CARELINK
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét